Người Chàm trong hệ thống hàng hải Đông Nam Á

Anthony Reid

  Ngô Bắc dịch

CÁC KHUYNH HƯỚNG VIẾT SỬ

Thập niên qua chứng kiến một sự phục hồi nổi bật của mối quan tâm đến chiếu kích hàng hải trong lịch sử Á Châu, đặc biệt là của Đông Nam Á.  Bởi trong phần lớn thế kỷ trước đây, sự nhấn mạnh trong việc viết sử  đều được hướng theo một đường lối khác.   Tinh đa dạng phong phú của cuộc sống Đông Nam Á đã bị cắt nhỏ bởi chế độ thực dân Âu Châu thành một tá các nước thuộc địa với các biên giới cố định.  Chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa dân tộc kết bè với nhau trong việc thiết lập các định chế và cá tính đồng nhất trong phạm vi các biên giới này.  Các lịch sử mới đã được tạo lập để nối kết các quốc gia vất vả để hình thành từ con sâu kén của chê độ thực dân với các vương quốc cổ xưa hơn thuộc các thời đại hoàng kim tưởng tượng, bất kể đến các hậu quả của việc làm như thế đối với các sắc dân thiểu số bị mắc kẹt trong các biên cương mới.  Hơn nữa, đã có một sự lãng mạng hóa giới nông dân (tự nó là một phát kiến hồi cuối thế kỷ thứ mười chín) như là quả tim huyền thoại của các quốc gia mới này, kẻ biểu trưng tuyệt diệu nhất cho (par excellence) đối tượng mà quốc gia-dân tộc được hiểu là sẽ phục vụ.  Tất cả các điều này chỉ dành  một khoảnh không gian nhỏ bé cho tính đa tầng (multicity) và tính lưu động (mobility) của các cá tinh xác định  mà thế giới hàng hải Đông Nam Á luôn luôn bao hàm.  Đối với các sắc dân mang các cá tính không cách nào phù hợp với các biên giới mới, người Chàm là một thí dụ nổi bật trong các nhóm dân đó, chiều hướng viết sử đó đặc biệt không hữu ích gì.

Continue reading

Các nguồn tài liệu về các hoạt động kinh tế tại các vùng đất Khmer và Chàm

 Claude Jacques

École Pratique des Hautes Études, Sciences Historiques et Philologiques, Sorbonne, Paris

Ngô Bắc dịch

Cho đến các năm gần đây, các học giả không bị thu hút nhiều mấy đến việc nghiên cứu cụ thể các hoạt động kinh tế cổ xưa tại Căm Bốt, hay ít nhất chỉ có ít bài nghiên cứu dành một cách đặc biệt đến đề tài này đã được ấn hành.  Các lý do cho sự kiện này được nêu ra: tài liệu gốc sẽ phải được ấn hành trước tiên, một khuôn khổ lịch sử được thiết lập, v.v…  Dĩ nhiên, đây không phải là các lý do không đúng, nhưng điều phải nói thêm rằng công việc nghiên cứu này rõ ràng sẽ rất khó khăn bởi các nguồn tài liệu, khi nhìn toàn bộ, đặc biệt xem ra khó để giải thích.

Tuy nhiên, trong quá khứ nhiều tác giả khác nhau đã đưa ra các ý kiến của họ về nền kinh tế cổ thời, nhưng dề dàng để phơi bày rằng các ý kiến này thường không mấy thực tế, bởi chúng dựa nhiều, và không rõ là liệu tôi có đánh liều để nói, trên các ý tưởng đã được nhận thức tổng quát về nền văn minh này, chứ không phải trên các sự kiện.  Thí dụ, một ý tưởng hiện thời cho rằng xã hội Khmer, vốn đã có khả năng dựng lên Angkors và tất cả các điều kỳ diệu của nó, tự căn bản khác biệt với xã hội Căm Bốt hiện đại, và rõ ràng rằng xã hội Khmer cổ xưa được giải thích một cách thích hợp xuyên qua xã hội Ai Cập cổ thời hơn là xã hội Khmer tương đối nổi tiếng vào lúc cuối thế kỷ thứ XIX.  Niềm tin vững chắc của tác giả hiện nay rằng một định đề như thế phải bị cự tuyệt, và không hề phủ nhận một sự tiến hóa hoàn toàn bình thường, cơ cấu của xã hội Khmer vào lúc bắt đầu có sự bảo hộ của Pháp đã đi theo một cách tự nhiên xã hội thời Angkor.  Trong bất kỳ trường hợp nào, không có điều gì xem ra đã cản trở một cách nghiêm trọng ý kiến này và nó cung cấp một giả thuyết tốt hơn để khởi sự một sự phân tích. Continue reading

Các Vương Quốc Ấn Độ Đầu Tiên Trên Đất Việt và Vùng Đông Nam Á từ Thời Cổ Đến Giữa Thế Kỷ Thứ Tư

George Coedes

Lời người dịch: Dưới đây là bản dịch Chương 3 của tác phẩm nhan đề The Indianized States of Southeast Asia của G. Coedès, một tác phẩm được xem như “kinh điển” bắt buộc phải học tại các đại học ngoại quốc, cho việc học hỏi và nghiên cứu về lịch sử ban sơ của vùng Đông Nam Á.

Chương này trình bày về sự thành lập của các quốc gia thời cổ trên đất Việt như Phù Nam, Lâm Ấp tức Chàm hay Chiêm Thành sau này nhưng chưa đề cập đến Chân Lạp tức Căm Bốt sau này. Các vương quốc đầu tiên trên đất Việt này đều chịu ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ nên các dịa danh và nhân danh bằng tiếng Phạn (Sanskrit) hay tiếng Pali của Ấn Độ đều đã đuợc phiên âm và ký tự sang Hán ngữ trong các văn bản tham chiếu của Trung Hoa. Vì trong nguyên bản không có mặt chữ của Hán Tự để tra cứu và đối chiếu mà chỉ có phần ký âm nên trừ rất ít trường hợp gặp từ ngữ thông dụng và không có gì phải nghi ngờ, ngườI dịch giữ nguyên các địa danh hay nhân danh như đã ký âm trong nguyên bản.

CÁC VƯƠNG QUỐC ẤN ĐỘ ĐẦU TIÊN -Từ Khởi Thủy Cho Đến Giữa Thế Kỷ Thứ Tư

Các yếu tố khác nhau được phân tích ở chương trước đã dẫn đến sự tạo lập các quốc gia Ấn Độ nhỏ được cai trị bởi các lãnh tụ mang tên bằng tiếng Phạn (Sanskrit) (*a). Các quốc gia này bắt đầu xuất hiện vào lúc khởi đầu của thế kỷ thứ ba sau Dương Lịch, do đó xác nhận các dữ liệu trong các danh biểu địa dư của Ptolemy (1) (*b). Continue reading

Tỵ nạn Trung Hoa tại An Nam và xứ Chàm thời nhà Tống

Hok Lam Chan *

NGÔ BẮC dịch

Tháng Hai năm 1276, thủ đô nhà Nam Tống tại Lâm An (tức Hàng Châu ngày nay) rơi vào tay quân Mông Cổ, và vị hòang đế cuối cùng của nhà Tống, Chao Hsien, bị bắt giữ.  Với sự trợ giúp của các quan thượng thư trung thành, các thành viên còn lại của hòang gia chạy trốn về miền nam.  Trong tháng Sáu, Chao Cheng mới chín tuổi được tôn lên làm vua (Tuan-tsung) tại Phúc Châu.  Tuy nhiên, các quan lại cao cấp của tỉnh Phúc kiến từng người một đã bỏ ngũ chạy sang phía Mông Cổ, hòang gia không bao lâu lại phải triệt thóai sâu xuống phía nam hơn nữa, tới tỉnh Quảng Đông.  Tháng Ba năm 1277, cứ điểm nhà Tống tại thành phố Quảng Đông (Canton) cũng bị sụp đổ và hòang gia phải vội vã trốn chạy về Mei-wei, trong vùng lân cận của bán đảo Cửu Long (Kowloon), thuộc Hồng Kông ngày nay.   Tháng Mười Một, dưới áp lực gia tăng của Mông Cổ, họ phải rút lui theo hướng tây nam dọc theo bờ biển Quảng Đông.  Bởi vì Chao Hsien có vẻ không bao giờ tái lập sự kiểm sóat được nữa và bởi có vẻ có vài cơ may để tỵ nạn nơi các vương quốc phiên thuộc Chàm và An Nam (Việt Nam ngày nay), một đợt xuất cảnh hỗn lọan của người Trung Hoa đã xảy ra.  Bi kịch của vị hòang đế cuối cùng của nhà Tống đã khơi dậy nhiều tình cảm trong lịch sử, nhưng câu chuyện di dân và tìm nơi tỵ nạn của một số viên chức nhà Tống đã chưa được tìm hiểu đầy đủ.  Bài viết này cố gắng đưa ra một sự tường thuật mô tả và trình bày một sự phân tích ngắn về những yếu tố nền tảng đã định hình diễn tiến di dân, cũng như tác động của nó trên ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa được nâng cao tại Việt Nam (1). Continue reading