Một số vấn đề nghiên cứu liên quan đến tín ngưỡng – tôn giáo truyền thống của người Chăm hiện nay ở Việt Nam

PGS.TS Thành Phần

2651bccdf569624a4f48e40145290b58_640Để hiểu rõ về tín ngưỡng tôn giáo truyền thống của người Chăm thấu đáo hơn, chúng tôi tập trung quan tâm đến mối quan hệ giữa các cộng đồng người Chăm qua việc sử dụng thuật ngữ bản địa, nhận diện lại cơ cấu tổ chức xã hội truyền thống và mối quan hệ giữa các tầng lớp xã hội trong cộng đồng người Chăm ngày nay

 

Continue reading

Hồi giáo của người Chăm – Những yếu tố bản địa

59_21_1343014674_81_0ataomoBTNguyễn Thị Thanh Vân

Người Chăm là dân tộc duy nhất ở Việt Nam theo Hồi giáo. Hồi giáo thế giới có những luật lệ khắt khe nhưng khi du nhập vào cộng đồng người Chăm nó đã bị biến đổi rất nhiều và mang đậm tính nhân văn tộc người bởi sức sống mãnh liệt của truyền thống văn hóa bản địa. Đó chính là đặc trưng văn hóa Chăm – Nền văn hóa gắn liền và bị chi phối một cách mạnh mẽ bởi sự đan xen và dung hòa của tín ngưỡng và tôn giáo.

Continue reading

Hồi Giáo Bani của người Chăm ở Việt Nam

                                                   Bá Trung Phụ(*[1])

ron-rang-le-hoi-ramawan-cua-nguoi-cham-bani-22604

Tồn tại xuyên suốt lịch sử nhân loại, tôn giáo là một hiện tượng xã hội tác động lên hai mặt của đời sống con người: cộng đồng và cá thể. Tôn giáo xuất hiện từ buổi bình minh của nhân loại và tồn tại cho đến ngày nay. Tôn giáo là một nhu cầu tinh thần của các tín đồ – những người theo tôn giáo – một nhu cầu có tính cộng đồng, dân tộc, khu vực và nhân loại. Tôn giáo không chỉ là việc đạo mà còn là việc đời. Nó không chỉ liên quan đến thế giới tưởng tượng mai sau (thiên đường, địa ngục) mà còn ảnh hưởng đến đời sống thực tại của con người. Sinh hoạt tôn giáo gắn bó chặt chẽ với đời sống văn hóa của mỗi cộng đồng, mỗi dân tộc. Trong đó có dân tộc Chăm. Continue reading

Bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống qua lễ tục Ew Muk kei, lễ hội Kate – Ramawan và lễ hội Rija Nagar

Thành Phần(*)

khach-san-corvin-vung-tau-22607

Người Chăm[1] là một trong 54 dân tộc ở Việt Nam, có dân số khoảng 161.729 người[2]. Đây là cư dân bản địa thuộc loại hình nhân chủng Indonesien[3]. Tiếng nói của họ gần gũi với tiếng các dân tộc Raglai, Churu, Jarai và Ê-đê, thuộc nhóm ngôn ngữ Mã lai – Đa đảo (Malayo – Polynesian), hệ ngôn ngữ Nam Đảo – Austranesian[4] (Collins J., 1991: 108 – 121).

Do trải qua nhiều biến cố trong lịch sử, đã làm cho địa bàn cư trú của tộc người Chăm bị xáo trộn, phân bố phân tán cách biệt nhau về điều kiện địa lý và môi trường xã hội, chia tách thành nhiều nhóm cộng đồng tộc người mang tính đặc thù cho từng khu vực địa phương khác nhau, không còn đồng nhất như trước đây. Đặc biệt là tín ngưỡng tôn giáo, hầu như có khuynh hướng biến đổi theo xu thế địa phương hóa. Điều này đã dẫn đến sự phân hóa thành ba vùng địa phương khác nhau: vùng Trung Trung Bộ (cộng đồng địa phương người Chăm Hroi[5] ở Phú Yên và Bình Định)[6]; vùng Nam Trung Bộ (cộng đồng địa phương người Chăm Klak[7] ở Ninh Thuận và Bình Thuận); vùng Tây Nam Bộ (cộng đồng địa phương người Chăm Biruw ở An Giang, Tây Ninh và Tp. Hồ Chí Minh) [Thành Phần, 2012:89]. Continue reading

A Study of the Hồi giáo Religion in Vietnam: With a Reference to Islamic Religious Practices of Cham Bani

Yasuko Yoshimoto*

* 吉本康子, National Museum of Ethnology, 10-1 Senri-Expo Park, Suita-city, Osaka 565-8511, Japan

e-mail: yoshimotoysk[at]hotmail.co.jp

untitledThis paper examines Hồi giáo, a state-recognized religion translated as “Islam” in Vietnam, and will focus on the Islamic religious practices of the Cham Bani, one of two groups of Muslims in Vietnam. While it is recognized that diverse Islamic religious practices have taken root in various areas, there is a tendency to view religious practices such as the Quran recital, Ramadan, Salat, and so on, with a sweeping uniformity. As such, regardless of how “unorthodox” they are, the people who engage in such practices within society are regarded, or classified, as Muslim. The Cham Bani have also been described as an unorthodox Muslim sect, on the basis of its syncretic religious practices. However, the Cham Bani practitioners see themselves as neither Muslim nor members of the Islam community, and consider that they have experienced a different evolution of Islamic religious elements.

Is it possible to equate Hồi giáo with Islam and its followers with Muslim? This paper examines these questions through observations of the self-recognition, as well as the actual conditions of Islamic practices among the Cham Bani, especially the rituals that are observed during Ramadan. It reveals the possibility that Vietnam’s state-recognized religious sect of “Islam” and its “Muslim” followers are polythetic in nature and differ from the conventional definitions of Islam and Muslim, based on a monothetic classification.

Keywords: Cham Bani, Hồi giáo, Islam, Vietnam, polythetic classes, religious practice

Continue reading