Prof.Dr. Pièrre-Bernard Lafont


Gs. Ts. Pièrre-Bernard Lafont sinh ngày 17 tháng 2 năm 1926 tại Syrie (Trung Ðông). Tốt nghiệp tiến sĩ luật học tại đại học Sorbonne và xuất thân từ Viện Chính Trị Học Paris, ông được bổ nhiệm vào Viện Viễn Ðông Pháp với chức vụ thành viên khoa học chuyên về nền văn minh Ðông Dương, đã từng có mặt nhiều năm tại Việt Nam kể từ 1953 để nghiên cứu về dân tộc Tây Nguyên và mối liên hệ với người Chăm sinh sống ở vùng duyên hải của vương quốc Champa.

Gs. Ts. P-B. Lafont cũng là người đã từng giữ chức giảng viên của Ðại Học Văn Khoa Sài Gòn, quen biết rất nhiều học giả Việt Nam, trong đó có Gs. Nghiêm Thẩm, Gs. Nguyễn Thế Anh, Gs. Phạm Cao Dương, v.v. Bên cạnh đó, ông ta không ngừng góp phần với Linh Mục G. Moussay để thành lập Trung Tâm Văn Hóa Chăm tại Phan Rang vào năm 1969. Ông ta cũng rất thân cận với thiếu tướng Les Kosem, gốc người Chăm Campuchia nắm vai trò chủ động trong tổ chức Fulro, tức là phong trào đấu tranh nhằm phục hưng lại qui chế của dân tộc bản địa tại miền trung Việt Nam vào những năm 1964-1975. Từ mối liên hệ này, ông ta đứng ra đỡ đầu cho một số thành viên Fulro sang Pháp du học. Sự hiện diện của tôi tại đại học Sorbonne vào năm 1972 cũng nằm trong dự án này. Kể từ đó, ông ta là giáo sư hướng dẫn tôi cho đến ngày tốt nghiệp tiến sĩ vào năm 1986 và cũng là bậc thầy đã truyền lại cho tôi một kho tàng kinh nghiệm, từ cách sống làm công dân trong một quốc gia tân tiến và dân chủ, phương pháp lý luận và nhận định vấn đề trong ngành nghiên cứu khoa học cho đến khái niệm về vai trò của một người trí thức xuất thân từ vương quốc Champa đã bị xóa bỏ trên bản đồ. Ðó là những công lao vô giá mà tôi không thể quên trong quãng đời của mình.

Nói đến lịch sử và nền văn minh Ðông Dương thì người ta phải nhắc đến Gs. Ts. P-B. Lafont, một học giả có tầm hiểu biết sâu rộng và có ảnh hưởng lớn trong giới khoa học Pháp. Sau ngày nhậm chức giáo sư tại đại học Sorbonne vào năm 1966, ông ta thành lập Trung Tâm Lịch Sử và Nền Văn Minh Bán Ðảo Ðông Dương vào năm 1968 và tăng cường mối liên hệ với Viện Viễn Ðông Pháp để hình thành một Chương Trình Champa Học vào năm 1980 đặt dưới quyền điều hành của tôi. Kể từ đó, ông ta trở thành cố vấn khoa học của tổ chức này, tập trung rất nhiều chuyên gia nhằm khôi phục lại công trình nghiên cứu Champa đã bị bỏ quên kể từ năm 1945 vì tình hình chiến tranh không cho phép.

Năm 1988, qua lời đề nghị của Gs. Ts. P-B. Lafont, Viện Viễn Ðông Pháp đã dời trụ sở Chương Trình Champa Học sang Kuala Lumpur và giao trách nhiệm cho tôi điều hành cơ quan này mà mục tiêu nhằm mở rộng thêm chủ đề nghiên cứu về mối liên hệ giữa vương quốc Champa và thế giới Mã Lai. Sau 30 năm hoạt động, Chương Trình Champa Học đã xuất bản tại Paris và Kuala Lumpur 20 công trình nghiên cứu về Champa hầu góp phần làm sáng tỏ lại di sản lịch sử và nền văn minh của vương quốc này:

– Po Dharma, Phụ lục thư tịch văn bản Chăm cổ lưu trữ trong thư viện Pháp, Paris, 1981

– Nhiều tác giả, Thư tịch tư liệu hoàng gia Panduranga viết bằng tiếng Hán, Paris, 1984

– Po Dharma, Panduranga-Champa: Mối liên hệ với Việt Nam, 1802-1835 (Tập I và II), Paris, 1987

– Nhiều tác giả, Kỷ yếu hội thảo Champa tổ chức tại đại học Copenhague, Paris, 1988

– P-B. Lafont, Po Dharma, Thư tịch Champa và Chăm, Paris, 1989

– Nhiều tác giả, Thế giới Ðông Dương và thế giới Mã Lai, Kuala Lumpur, 1990

– Nhiều tác giả, Vương quốc Champa và thế giới Mã Lai, Paris, 1991

– Alaudin Majid, Po Dharma (chủ biên), Chế độ mẫu hệ Champa và Mã Lai, Kuala Lumpur, 1994

– P-B. Lafont, Ismail Hussein, Po Dharma (chủ biên), Thế giới Mã Lai và thế giới Ðông Dương, Kuala Lumpur, 1995

– Po Dharma, G. Moussay, Abd. Karim, Sử Thi Inra Patra, Kuala Lumpur, 1997

– Po Dharma, G. Moussay, Abd. Karim, Sử Thi Dewa Mano, Kuala Lumpur, 1998

– Adi Taha, Po Dharma (chủ biên), Ðồng phục Champa, dân tộc Ða Ðảo tại Việt Nam, Kuala Lumpur, 1998

– Po Dharma, Bốn từ vựng cổ Mã Lai-Chăm biên soạn tại vương quốc Champa, Paris 1999, dịch sang tiếng Mã và xuất bản vào năm 2000

– Po Dharma, G. Moussay, Abd. Karim, Nai Mai Meng Makah hay là Công chúa đến từ Kelantan, Kuala Lumpur, 2000

– Po Dharma, Abd. Karim, Nicolas Weber, Majid Yunos, Tái bản văn học Chăm : Chuyện cổ tích, truyền thuyết, sử thi và tác phẩm viết bằng thơ, Kuala Lumpur 2003

– Po Dharma, Mak Phoeun (chủ biên), Bán đảo Ðông Dương và thế giới Mã Lai : mối liên hệ văn hóa và lịch sử, Kuala Lumpur, 2003

– Po Dharma, Từ mặt trận giải phóng Thượng đến phong trào Fulro : Cuộc đấu tranh của dân tộc thiểu số ở miền nam Ðông Dương (1955-1975), Paris 2005

– G. Moussay, Ngữ Pháp Chăm, Paris, 2006

– Po Dharma, Nicolas Weber, Abdullah Zakaria Bin Ghazali, Sử thi Um Marup, Kuala Lumpur, 2007

– Po Dharma (chủ biên), Kỷ yếu hội thảo : Ngôn ngữ và chữ viết Chăm, Kuala Lumpur, 2007

*

Champa là vương quốc có nền văn minh cao độ nằm ở miền trung Việt Nam, đã từng đóng một vai trò chủ yếu trong tiến trình hình thành các quốc gia tại khu vực Ðông Nam Á. Tiếc rằng độc giả hôm nay vẫn chưa tiếp thu một tác phẩm nào đáng được mang tên Lịch Sử Champa trong nghĩa rộng của nó.

G. Maspero là sử gia đầu tiên đã xuất bản vào năm 1928 một công trình mang tên Vương Quốc Champa trong đó tác giả chỉ bàn đến lịch sử của Champa cho đến ngày thất thủ của thành Ðồ Bàn vào năm 1471. G. Coedes là học giả tiếp theo cũng quan tâm đến nền văn minh cổ đại Champa, nhưng ông ta chỉ trình bày lịch sử của vương quốc Champa nằm trong lịch trình hình thành các quốc gia Ấn Hóa tại khu vực Ðông Nam Á, xuất bản vào năm 1964. Po Dharma là nhà nghiên cứu thứ ba đã ấn hành vào năm 1987 tác phẩm Panduranga-Champa : Mối liên hệ với Việt Nam, trong đó tác giả chỉ đặt trọng tâm đến mối quan hệ của Champa đối với cuộc Nam Tiến của nhà Nguyễn kéo dài từ thế kỷ thứ XV cho đến khi vương quốc này bị xóa bỏ trên bản đồ vào năm 1832.

Bên lề của ba tác phẩm khoa học này, lịch sử Champa cũng là chủ đề không ngừng xuất hiện trên làn sóng sách báo và mạng web viết bằng tiếng Việt mà nội dung chỉ là một thể loại văn chương dành cho quần chúng đại trà hay biểu tượng cho quan điểm của một số học giả tìm cách xây dựng lịch sử Champa theo lăng kính cá nhân của mình.

Ðể trả lời cho những khuyết điểm đó, Chương Trình Champa Học đề nghị phải xây dựng lại lịch sử Champa một cách tổng thể, khoa học và khách quan, chia làm hai thời kỳ rõ rệt. Lịch sử Champa thời cận đại do tôi đảm trách qua chủ đề Từ mặt giải phóng Thượng đến phong trào Fulro : Cuộc đấu tranh của dân tộc thiểu số ở miền nam Ðông Dương (1955-1975), xuất bản tại Paris vào năm 2005. Lịch sử Champa thời cổ đại là tổng thể của những biến cố đã xảy ra từ ngày Champa lập quốc vào thế kỷ thứ II cho đến năm 1832. Ðây là một công trình khoa học vô cùng khó khăn đòi hỏi một kho tàng hiểu biết sâu rộng về vương quốc này. Theo quan điểm của Chương Trình Champa Học, Gs. Ts. Lafont, một học giả chuyên về lịch sử và nền văn minh Ðông Dương tại đại học Sorbonne (Paris) là người duy nhất trong giới khoa học Pháp mới có thể thực hiện dự án này. Chính đó là nguyên nhân giải thích cho sự ra đời của tác phẩm Vương Quốc Champa: Ðịa Dư, Dân Cư và Lịch Sử.

Sau 15 năm đầu tư vào dự án, Gs. Ts. P-B. Lafont rất quyết tâm, mặc dù đã gặp phải bao khó khăn về sức khỏe vào thời điểm của tuổi quá cao, hoàn tất cho bằng được tác phẩm này vào năm 2007, trước khi ông ta từ trần vào năm 2008, thọ 82 tuổi. Ðây là món quà quí giá mà Gs. Ts. P-B. Lafont đã để lại cho hậu thế hôm nay.

Vương Quốc Champa : Ðịa Dư, Dân Cư và Lịch Sử do Gs. Ts. P-B. Lafont thực hiện là tác phẩm lịch sử Champa đầu tiên mang tính cách tổng thể, kéo dài từ ngày lập quốc vào thế kỷ thứ II cho đến khi vương quốc Champa bị xóa bỏ trên bản đồ vào năm 1832. Ðây là công trình mang tính cách Lược Sử Champa thì đúng hơn, vì mục tiêu của tác phẩm nhằm phục vụ cho quần chúng phổ thông, tập trung từ giới sinh viên, các nhà nghiên cứu không chuyên về Champa học, các giới thương gia và ngoại giao đoàn có mối liên hệ với Việt Nam cho đến độc giả thông thường muốn tìm hiểu về vương quốc Champa. Chính ví thế, nội dung và cách cấu trúc dàn bài của tác phẩm này rất ngắn gọn và sáng sủa nhằm giúp độc giả tiếp thu nhanh chóng hơn những yếu tố cơ bản nằm trong tiến trình hình thành lịch sử và nền văn minh của vương quốc này.

Trong tác phẩm này, Gs. Ts. P-B. Lafont tự đặt mình vào vị trí của một sử gia để xây dựng lại lịch sử Champa một cách khoa học và khách quan, bao gồm nhiều chủ đề liên quan đến tiến trình hình thành lịch sử của vương quốc Champa, từ yếu tố địa dư, nguồn gốc dân cư, di sản văn hóa, phong cách nghệ thuật, đời sống tâm linh, hệ thống tổ chức xã hội và gia đình cho đến thể chế chính trị của Champa. Gs. Ts. P-B. Lafont cũng không bỏ qua hệ thống phân kỳ lịch sử của vương quốc này, phân tích lại một cách khách quan mối liên hệ chính trị và quân sự giữa Champa và quốc gia láng giềng ở phía bắc trong suốt chiều dài của cuộc Nam Tiến của dân tộc Việt, mà mục tiêu chỉ nhằm đưa lịch sử của vương quốc này trở về đúng với vị trí của nó. Kể từ đó, tác phẩm mang tựa đề Vương Quốc Champa : Ðịa Dư, Dân Cư và Lịch Sử do Gs. Ts. P-B. Lafont thực hiện đã trở thành một di sản văn hóa Champa vô cùng quí giá và cũng là kim chỉ nam dành cho những ai muốn tìm hiểu đến lịch sử và nền văn minh của vương quốc này.

Vương quốc Champa: Ðịa Dư, Dân Cư và Lịch Sử là tác phẩm viết bằng tiếng Pháp mang tựa đề Le Champa: Géographie – Population – Histoire do nhà xuất bản Les Indes Savantes ấn hành vào năm 2007 tại Paris. Tác phẩm này được chuyển ngữ sang tiếng Việt bởi ông Hassan Poklaun, một nhà trí thức Chăm tốt nghiệp từ trường trung học Pháp (Lycée Yersin, Ðà Lạt), xuất thân từ Viện Quốc Gia Hành Chánh và cũng là người đã từng dịch sang tiếng Việt nhiều tác phẩm chuyên về Islam, nhất là Kinh Thánh Hồi Giáo.

Bản chuyển ngữ sang tiếng Việt do ông Hassan Poklaun thực hiện là một công trình vô cùng khó khăn, vì phong văn tiếng Pháp có cách cấu trúc riêng biệt. Chính vì thế, công tác phiên dịch tác phẩm này không thể dựa vào phương pháp “từ đối từ”, mà là trình bày lại một cách trung thực và chính xác ý tưởng nằm trong câu văn của tác giả nhằm giúp độc giả tiếp thu nhanh chóng nội dung của tác phẩm. Ðây là một công trình nghiên cứu mang tính cách khoa học, nên bản chuyển ngữ sang tiếng Việt cũng thông qua hội đồng có trách nhiệm đọc lại bản thảo, trong đó có Abd. Karim (Ðại Học Putra, Mã Lai), Châu Văn Thủ (Tổng Thư Ký của Council for the Social-Cultural Development of Champa) và tôi, nhằm nâng cao thêm giá trị và độ chính xác của tác phẩm này.

(Nguồn tư liệu: P-B Lafont, «Vương Quốc Champa. Địa Dư, Dân Cư và Lịch Sử», Champaka số 11, 2011, tr. 11-20)

Damas (Syrie), 1926

Membre de 1953 à 1966

Pierre-Bernard Lafont suit les cours de formation à la recherche à l’EPHE et à l’Institut d’ethnologie de Paris, où il obtient, en 1951, le diplôme du Centre de formation aux recherches ethnologiques du CNRS. Suivront un diplôme de l’Institut d’études politiques, puis un doctorat en droit et ès lettres à la Sorbonne en 1963.

Recruté par l’EFEO en 1953, il séjourne d’abord à Hanoi, est affecté à Lai-Chau (Fédération tay), puis comme chef de poste d’études à Pleiku (Pays montagnard du Sud Indochine). Nommé en 1956 délégué de l’EFEO au Laos, il occupe ce poste jusqu’en 1966, année où il prend ses fonctions de directeur d’études de la chaire intitulée « Histoire et civilisations de la péninsule Indochinoise » à la IVe section de l’École pratique des hautes études.

Il est chargé d’un enseignement sur l’Asie du Sud-Est à l’Institut royal de droit et d’administration du Laos, de 1959 à 1963, ainsi qu’à la faculté des Lettres de Saigon, de 1963 à 1965. Après sa nomination à l’EPHE, il effectue annuellement, entre 1969 et 1975, des missions pour l’EFEO en Asie du Sud-Est. De 1989 à 1992, il siège au conseil scientifique et au conseil d’administration de l’École.

À l’EFEO, P.-B. Lafont mène de front deux types de travaux, d’une part des recherches bibliographiques, d’autre part des recherches ethnologiques et philologiques relatives à deux grands groupes humains : les Taï et les populations du Sud-Est de la péninsule Indochinoise parlant des langues appartenant à la famille austronésienne. Il établit un catalogue des manuscrits des pagodes du Laos, ainsi qu’une bibliographie exhaustive du Laos. Pour ce qui concerne les Taï, ses travaux portent sur l’exploitation des croyances prébouddhiques et du bouddhisme pour légitimer les appareils de pouvoir. Pour ce qui concerne les populations de langue austronésienne, il accomplit deux séjours en pays jarai, dont il étudie l’organisation socio-juridique et les rituels remontant à l’ancien Champa. Grâce à plusieurs voyages dans la région de Phan Rang et à de nombreux contacts avec des lettrés cham, il relance les recherches sur le Champa, délaissées depuis le début du XXe siècle, en les orientant vers une critique constructive du travail considérable accompli par quelques pionniers. La découverte de manuscrits inconnus permet, en effet, de remettre en question et de corriger un certain nombre d’idées reçues. C’est ainsi qu’il est à l’origine de la réhabilitation des Chroniques rédigées en écriture cham dite moderne, d’une réappréciation de l’organisation socio-politique des Cham depuis le XVIe siècle et de vues nouvelles sur les relations entre le Champa et l’Asie du Sud-Est. Ces activités le conduisent à regrouper autour de lui une équipe de chercheurs européens, asiatiques et américains. La relance de ces recherches sur le Champa lui vaut l’attribution du Prix Brunet par l’Académie des inscriptions et belles-lettres.

Sources

Notes sur la culture et la religion en péninsule Indochinoise en hommage à Pierre-Bernard Lafont, Nguyên Thê Anh & Alain Forest, éd., Paris, L’Harmattan, 1995, p. 243-249.


Publications

1963

Prières Jarai, Paris, EFEO (Textes et documents sur l’Indochine, 8).

1963

Toloi Djuat : Coutumier de la tribu Jarai, Paris, EFEO (PEFEO, 51).

1964

Bibliographie du Laos, t. 1, Paris, EFEO (PEFEO, 50).

1965

« Inventaire des manuscrits des pagodes du Laos », BEFEO 52/2, p. 429-545.

1971

« Génies, anges et démons en Asie du Sud-Est », dans Génies, anges et démons, Paris, Seuil (Sources orientales), p. 345-382.

1977

(avec Po Dharma et Nara Vija), Catalogue des manuscrits cam des bibliothèques françaises, Paris, EFEO (PEFEO, 114).

1978

(avec le concours de Jacques Chapuis), Bibliographie du Laos, t. 2 (1962-1975), Paris, EFEO (PEFEO, 50).

1991

« Religion et pouvoir dans les principautés tay du Nord Indochine », dans Cultes populaires et sociétés asiatiques : appareils cultuels et appareils de pouvoir, Alain Forest, Ishizawa Yoshiaki, Léon Vandermeersch, éd., Paris/Tôkyô, L’Harmattan/ Sophia University, p. 147-155.

1991

« Aperçu sur l’évolution urbaine au Laos », dans Péninsule indochinoise, Études urbaines, Paris, L’Harmattan, p. 103-119.

1998

Le Royaume de jyn kheng : Chronique d’un royaume tay lo2 du haut Mékong (XVe-XXe siècles), Paris, L’Harmattan.

Link: http://www.efeo.fr/biographies/notices/lafont.htm

Link 2: http://www.aafv.org/Pierre-Bernard-Lafont-17

Leave a comment